STECH International

Hotline

0943566198

Tin tức

TRIỂN LÃM Y DƯỢC MEDI-PHARM 2022 (01 - 03/12/2022)

TRIỂN LÃM Y DƯỢC MEDI-PHARM 2022   Triển lãm VIETNAM MEDI-PHARM là một sự kiện thường niên của ngành Y tế Việt Nam do Bộ Y tế chủ trì và chỉ đạo trực tiếp, được tổ chức thực hiện định kỳ từ 1994 đến nay. Vào tháng 12/2022, là triển lãm thường niên lần thứ 28 diễn ra tại Trung tâm Triển lãm ICE – 91 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Quy tụ 200 gian hàng của 150 doanh nghiệp đến từ nhiều quốc gia: Ấn Độ, Ba Lan, Hàn Quốc, Indonedia, Nga, Nhật Bản, Pakistan, Trung Quốc,... trưng bày đa dạng các lĩnh vực: Dược phẩm, thảo dược, thực phẩm chức năng; Máy móc chế biến, đóng gói dược phẩm; Dịch vụ bệnh viện và du lịch khám chữa bệnh; Chăm sóc sắc đẹp, thẩm mỹ; Sản phẩm nha khoa, nhãn khoa; Thiết bị y tế; Thiết bị thí nghiệm, hóa chất,… Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Vật tư Khoa học quốc tế (STECH INTERNATIONAL) như thường lệ đã tham gia triển lãm lần thứ 28 này với 2 gian hàng A04-A05. Đây cũng là cơ hội để Công ty giới thiệu các sản phẩm, thiết bị y tế, nghiên cứu khoa học đến khách tham quan và tạo ra tiềm năng các cơ hội hợp tác, trao đổi mua bán với các doanh nghiệp trong lĩnh vực y tế, các phòng nghiên cứu, các phòng xét nghiệm của các bệnh viện,…  Thông qua 2 gian hàng, Công ty đã trưng bày những thiết bị, sản phẩm tiểu biểu mà Công ty đang phân phối của các Hãng sản xuất đang hợp tác như: Haier Biomedical, Hermle, Sturdy, Jibimed, Hettich, Euromex, Nabertherm, DLAB, Labsil, Labtech, Hamilton, Metash, Arctiko, Witeg, BIOBASE, Boxun,… Gồm các thiết bị: Máy ly tâm, tủ an toàn, kính hiển vi, Tủ lạnh âm sâu, Tủ bảo quản, Máy cất nước, Máy khuấy, Bể ổn nhiệt, Cân phân tích, Máy đồng hóa, Máy khuấy đũa, Lò nung, Tủ sấy, Tủ ấm, Tủ vi khí hậu, Máy quang phổ, Bể rửa siêu âm,… Trong 3 ngày tham gia triển lãm, gian hàng của Công ty đã đón tiếp hơn ngàn lượt khách tham quan bao gồm các khách chuyên ngành và khách đang tìm kiếm các thiết  bị y tế cả trong nước và Quốc tế.    Chúng tôi xin trân trọng cảm ơn các Quý khách hàng đã ghé thăm, các nhà sản xuất đã hỗ trợ, tin tưởng và đồng hành cùng Công ty trong suốt thời gian qua cũng như sự quan tâm và ủng hộ của quý vị trong thời gian tới.  

PHƯƠNG PHÁP QUAN TRẮC, LẤY MẪU VÀ PHÂN TÍCH CÁC CHẤT ĐỘC TRONG KHÔNG KHÍ

PHƯƠNG PHÁP QUAN TRẮC, LẤY MẪU VÀ PHÂN TÍCH CÁC CHẤT ĐỘC TRONG KHÔNG KHÍ (Các loại khí như CO, CO2, NOx, SOx và O3) 1.Phương pháp lấy mẫu 1.1.Địa điểm và vị trí lấy mẫu Trước hết cần phải điều tra nơi phát sinh ra hơi, khí độc ở đâu, trạng thái tồn tại của chất độc (thể rắn, lỏng hoặc khí…), nguồn hơi khí thải phát sinh ra từ khâu nào: chuẩn bị nguyên liệu, quá trình sản xuất, các chất trung gian, tạp chất hay sản phẩm… Địa điểm và vị trí lấy mẫu phải được chọn trên cơ sở khoa học và có hệ thống theo đúng như yêu cầu của nội dung khảo sát như giám sát chất lượng môi trường, kiểm tra quy trình sản xuất hoặc việc tuân thủ pháp luật môi trường hay đánh giá tác động có hại của hoạt động sản xuất đến sức khoe cộng đồng và môi trường... Chẳng hạn như, khi đánh giá tác động môi trường của một hoạt động sản xuất nào đó, địa điểm lấy mẫu cần phải đặt giữa khu vực chất độc bay ra, nơi đi lại và làm việc của công nhân, đồng thời cần phải tránh các hệ thống thong hơi, cửa sổ. Khoảng cách từ địa điểm lấy mẫu có thể là 10, 50 hoặc 100m so với nguồn phát thải, nếu xét thấy cần xác định mức độ ô nhiễm do nguồn gây ra. Vị trí của các điểm lấy mẫu được chọn bằng việc sử dụng mạng lưới đối xứng cực với nguồn nằm ở trung tâm. Độ lệch cho phép đối với các vị trí đã chọn theo cách có hệ thống cũng được xác định. Trong các khu vực có địa hình phức tạp, vị trí các điểm lấy mẫu được xác định chủ yếu theo các điều kiện phát tán cục bộ và phải xem xét cẩn thận trước khi định vị trí lấy mẫu. Trong các khu vực như vậy một cuộc nghiên cứu với qui mô nhỏ đã được tiến hành trước khi lựa chọn lần cuối vị trí các điểm lấy mẫu. Nói chung, việc lựa chọn các địa điểm quan trắc và lấy mẫu cần phải tuân thủ các nguyên tắc sau: -Nếu đánh giá ảnh hưởng của các khu công nghiệp đến chất lượng môi trường không khí thì các địa điểm quan trắc được chọn phải là các khu công nghiệp - nơi mà môi trường đang là vấn đề thời sự nóng bỏng. -Địa điểm phải phản ánh được chất lượng không khí từ các hoạt động công nghiệp. Muốn vậy, cần phải xét đến 2 yếu tố là không gian và thời gian: +Với yếu tố không gian: sử dụng mạng lưới đối xứng với nguồn nằm ở trung tâm, xem xét vị trí của các cơ sở sản xuất trong 1 khu công nghiệp để chọn địa điểm đặt mẫu, đồng thời phải chú ý đến địa hình để tránh các tác động của địa hình (tức là tìm hiểu cả các điều kiện phát tán). +Với yếu tố thời gian: quan trắc theo mùa và các ốp như thế nào đó để có thể phán ánh đúng nhất ảnh hưởng của khu công nghiệp đến chất lượng không khí. 1.2. Chiều cao lấy mẫu không khí và chiều cao điểm đo Chiều cao lấy mẫu không khí và chiều cao điểm đo được chọn ngẫu nhiên hoặc hệ thống so với một chiều cao qui chiếu đã được chọn ngẫu nhiên. Nói chung tại các điểm lấy mẫu, các điểm đo phải cao trên mặt đất 3 mét, nhưng không nhất thiết phải áp dụng trong những khu vực có nhà cao tầng hoặc nơi mà nhiệm vụ khảo sát có qui định các mức cao khác. Cụ thể các cuộc điều tra về mức độ ô nhiễm không khí ở đường giao thông thì việc lấy mẫu cần được tiến hành ở chiều cao hít thở (thông thường chỉ dưới 2 mét hoặc thậm chí thấp hơn để xác định các mức ô nhiễm không khí đối với đối tượng là trẻ em). Khi tiến hành ở các khu vực có tỉ lệ phần trăm các nhà cao tầng lớn, có nhiều người sống ở những độ cao khác nhau mà khi đo ô nhiễm không khí ở mức cao 3 mét không cho kết quả đại diện thì cần thiết sắp xếp để nơi lấy mẫu được đặt ở các độ cao khác nhau. Điều này đặc biệt quan trọng khi các nhà cao tầng như vậy ở gần kề các nguồn thải chính. Độ cao điểm đo và chiều cao lấy mẫu phải phản ánh được tác động của ô nhiễm không khí do hoạt động công nghiệp đến chất lượng không khí phải thoả mãn các điều kiện sau: + Không gần nguồn thải + Không bị ảnh hưởng của địa hình + Phản ánh đúng nồng độ nền của khu vực (chú ý đến yếu tố nhà cao tầng, dân cư và chiều cao ống khói). 1.3.Nguyên tắc lấy mẫu Việc lấy mẫu khí và bụi cần phải được thực hiện theo đúng tiêu chuẩn pháp quy, mỗi địa điểm nên lấy hai mẫu song song cách nhau 20 cm. Chẳng hạn việc thu các mẫu bụi và khí nên thực hiện theo TCVN 5973-1995 và ISO 9359-1998. Đồng thời với việc thu mẫu, nhóm nghiên cứu cần phải quan trắc và đo đạc các yếu tố vi khí hậu. Việc lấy mẫu và phân tích được tiến hành theo đúng tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6152-1996, tiêu chuẩn của Bộ Y tế - 52 TCN 354-89 và các tiêu chuẩn phân tích khí của Nhật Bản JIS Z-8808, K-0095, K-0096. Với bụi: dùng thiết bị thu bụi có lưu lượng 30-40 lít/phút, hoặc thiết bị thu bụi có lưu lượng cực lớn (> 1000 lít/phút) để thu và xác định hàm lượng bụi trong các khu dân cư, đô thị và không khí xung quanh nói chung, cũng như để xác định hàm lượng kim loại, chất hữu cơ, sol khí… có mặt trong khí quyển. Ngoài ra có thể sử dụng thiết bị đo nhanh để phân tích bụi phục vụ cho việc lập công thức hiệu chỉnh, đánh giá nhanh môi trường và thực hiện chương trình giám sát ô nhiễm không khí. Kỹ thuật đơn giản nhất để lấy một mẫu khí là bơm không khí có chất độc vào trong một dụng cụ có thể tích xác định, hoặc thông thường là hút không khí có chất độc qua dụng cụ thu giữ (phin lọc hoặc ống hấp thụ). Các thiết bị thu giữ chất độc thường có tốc độ bơm từ 0,25 đến 2,50 lít/phút. Với CO: có thể sử dụng dung dịch hấp thụ hoặc lấy mẫu khí về phòng thí nghiệm để phân tích. Với các khí khác như NOx, SOx và O3 dùng dung dịch hấp thụ riêng cho mỗi loại, thu mẫu và đưa về phân tích trong phòng thí nghiệm. Nhìn chung, việc xác định các thông số được thực hiện theo các TCVN tương ứng cho từng chất và phân tích theo Standard Methods của nhà xuất bản American Public Health Association, Washington, DC 20005. 1.4. Vận chuyển và bảo quản mẫu Khi lấy mẫu bằng dụng cụ chứa, dụng cụ này phải được giữ trong các hộp gỗ có lót xốp để tránh đổ vỡ. Nên bảo quản mẫu trong quá trình vận chuyển và thời gian đi thu gom trong các thiết bị làm mát hoặc trong nước đá và tránh những tác động làm sai lệch hàm lượng độc tố có mặt trong mẫu (ví dụ, tránh ánh sáng mặt trời khi thu mẫu để phân tích ozôn). Khi lấy mẫu bằng ống hấp thụ xong cần phải chứa mẫu vào trong các bình chứa mẫu bằng thủy tinh, có nút nhám, dung tích từ 25-50 ml. Việc vận chuyển phải đảm bảo an toàn cho mẫu, tránh đổ vỡ, làm lẫn lộn và mẫu bị trộng lẫn vào nhau; đồng thời cũng cần phải bảo quản lạnh mẫu trong quá trình di chuyển. Mẫu nên chuyển về phòng thí nghiệm càng sớm càng tốt và bảo quản trong ngăn mát của tủ lạnh. Tiến hành phân tích ngay (nếu có thể). Nói chung, mẫu có thể được phép lưu giữ, nhưng thời gian lưu giữ không nên quá 3 tháng. Quá 3 tháng, nếu không có điều gì trở ngại, lập biên bản để hủy mẫu. 2.Thiết bị và cách lấy mẫu khí 2.1. Thiết bị lấy mẫu khí Để xác định hàm lượng SO2 trong không khí, trước hết cần phải thu một thể tích chính xác không khí và làm sao để cho khí SO2 được hấp thụ một cách định lượng hoàn toàn vào một thể tích chất lỏng xác định. Mẫu đã thu được đem xác định lượng khí SO2 đã hấp thụ bằng một phương pháp tiêu chuẩn và từ đó tính được hàm lượng SO2 trong không khí nơi lấy mẫu. Các môi trường hấp thụ và một vài điều kiện lấy mẫu có thể thay đổi tùy thuộc vào phương pháp xác định. Vì khí SO2 rất dễ phản ứng và phản ứng khá nhanh với các chất hấp thụ được chọn, cho nên thiết bị chỉ cần tối đa 2 bình hấp thụ mắc nối tiếp là bảo đảm hấp thụ hoàn toàn. Trình tự tổng quát sắp xếp thiết bị được mô tả như sau: Đầu hút  à Bộ lọc bụi à Bình hấp thụ à Bình bảo vệ à TB đo à Máy bơm Nguyên tắc hoạt động của thiết bị là: không khí được hút vào từ miệng hút, qua bộ lọc bụi để tránh sự cản trở cho phương pháp xác định (bụi tan hoặc tồn tại lơ lửng trong dung dịch hấp thụ). Không khí tiếp tục đi qua các bình hấp thụ đã chứa sẵn chất lỏng hấp thụ phù hợp, sau đó qua bình bảo vệ, qua thiết bị đo lưu lượng khí rồi qua máy bơm và ra ngoài. Đầu hút thường được làm bằng nhựa PTFE, PP hay thủy tinh và khi lắp thì đặt quay miệng xuống. Để tránh nước mưa hay tác động khác, người ta thường lắp thêm một phễu chụp quay xuống cùng chiều. Bộ lọc bụi gồm giá lọc và màng lọc. Giá lọc có thể sử dụng những bộ thông thường có bán trên thị trường hoặc thường đi cùng với máy bơm chuyên dụng cho việc lấy mẫu khí. Màng lọc phải được làm từ vật liệu trơ đối với khí lưu huỳnh dioxit và không hút ẩm. Quá trình lọc qua bộ lọc phải đạt hiệu quả cao (99%) đối với các hạt bụi lớn hơn 0,3 m. Bộ lọc phải đảm bảo đủ độ thông khí để không ảnh hưởng tới việc lấy mẫu khí. Vật liệu làm màng lọc có thể dùng là sợi polystyren hoặc vật liệu trơ khác nhưng không nên dùng bông hay vải thủy tinh. Bình hấp thụ thường là hình trụ có thể làm bằng thủy tinh, PS, PP hay PTFE tuỳ thuộc vào yêu cầu của phương pháp. Bình phải có nắp/nút kín, có một ống dẫn khí vào và có đầu phân phối khí phù hợp đặt ở vị trí gần sát đáy bình và một ống dẫn khí ra có miệng đặt ở phía trên của bình (cần chú ý để tránh được việc làm mất dung dịch hấp thụ ở dạng sol khí). Trong khi lấy mẫu có thể sử dụng 1 hoặc 2 bình hấp thụ mắc nối tiếp nhau. Bình bảo vệ được dung chủ yếu để tránh sự xâm nhập của dung dịch hấp thụ vào làm hại máy bơm cũng như thiết bị đo. Hiện nay các máy bơm chuyên dụng thường gắn liền với bình bảo vệ và thiết bị đo lưu lượng. Trong trường hợp phải lắp thiết bị đo lưu lượng khí rời, thì phải lưu ý không được sử dụng loại lưu lượng kế làm bằng vật liệu dễ ăn mòn. Các ống nối phải được làm bằng vật liệu trơ đối với khí SO2 và không làm bẩn mẫu khí cũng như dung dịch hấp thụ. Ống PTFE là tốt nhất song thường cứng, khó thao tác. Trong trường hợp này phải cần đến các đầu nối làm sẵn. PE mềm hoặc silicon rất tiện cho công việc này. 3.2. Lấy mẫu khí (TCVN 5978-1995) Nơi lấy mẫu (nơi đặt thiết bị lấy mẫu) cần phải tránh tiếp xúc với nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp hay trực tiếp bị ánh nắng mặt trời chiếu trong thời gian dài. Đầu hút khí phải được đặt sao cho tránh xa được mọi chướng ngại vật (kể cả thiết bị lấy mẫu), ít nhất là 1 m và cao ít nhất 1,5 m (thường là cao 3m) trên một vùng rộng, có bề mặt bằng phẳng. Vị trí lấy mẫu cần phải chọn sao cho đại diện được cho một vùng địa lý. Số điểm lấy mẫu cần thiết phải bao trùm được vùng đã định theo mục đích và yêu cầu của công việc và đồng thời cũng là đối tượng cho các chỉ tiêu khác có liên quan trong công việc khảo sát và đánh giá. Sau khi chọn vị trí và lắp đặt xong thiết bị thì tiến hành điền dung dịch hấp thụ vào các bình hấp thụ (chú ý bình hấp thụ phải được tráng rửa sạch sẽ và tốt nhất là đã được sấy khô trước khi sử dụng). Thể tích dung dịch hấp thụ cần được đong chính xác với một lượng tùy thuộc vào yêu cầu của phương pháp cũng như yêu cầu về thời gian lấy mẫu (thường là từ 10 cho đến 150 ml). Bật máy bơm và điều chỉnh nhanh tốc độ hút khí chính xác phù hợp với yêu cầu của phép đo. Thông thường lưu lượng khí qua bình hấp thụ là từ 0,5 đến 2,0 lít/phút. Sau thời gian cần thiết, tắt máy bơm, chuyển một cách định lượng toàn bộ dung dịch sau hấp thụ vào chai đựng mẫu rồi đem bảo quản hoặc chuyển ngay về phòng thí nghiệm để phân tích. Chai đựng mẫu có dung tích thông thường từ 50 ml đến 500 ml có nắp/nút kín tuyệt đối và thường được làm bằng vật liệu như vật liệu để làm bình hấp thụ. 3. Phân tích mẫu 3.1. Phân tích xác định hàm lượng khí SO2 trong không khí Khí SO2 được xem là khí thải độc hại nguy hiểm nhất không phải vì độc tính của nó cao nhất mà vì lượng thải của nó là lớn nhất từ rất nhiều nguồn khác nhau. Do vậy mà việc phân tích, kiểm tra nồng độ khí SO2 trong khí quyển thường được quan tâm nhiều và có nhiều phương pháp được sử dụng để xác định nó. Đối với mỗi dải hàm lượng SO2 khác nhau, người ta đều có những phương pháp phù hợp cho độ tin cậy cao. Dưới đây là một số phương pháp thông dụng. 3.1.1. Xác định SO2 bằng phương pháp TCM-PARAROSANILIN (TCVN 5971 -1995; ISO 6767:1990) a. Nguyên lý. Khí SO2 khi hấp thụ vào dung dịch tetracloro thủy ngân (tetracloromercurat - TCM) sẽ tạo thành phức chất diclorosulfito thủy ngân. Người ta cho thêm dung dịch axit sulfamic vào dung dịch mẫu để phá hủy hết các ion nitrit từ không khí bị hấp thụ theo vào mẫu. Tiếp đó, thêm dung dịch pararosanilin hydroclorua đã axit hóa vào mẫu cùng với dung dịch formaldehit sẽ biến phức trên thành axit pararosanilin-metyl-sunfonic có màu tím thẫm. Phức này có cực đại hấp thụ ánh sáng ở bước sóng 550 nm. Dùng máy trắc quang hay UV-VIS spectrophotometer để đo độ hấp thụ quang sẽ xác định được hàm lượng SO2 có trong mẫu thông qua đường chuẩn. Đường chuẩn có thể xây dựng từ hỗn hợp khí SO2 chuẩn với cách tạo axit mang màu như đã trình bày ở trên; hoặc có thể dùng dung dịch sulfit mới được pha và đã được chuẩn lại bằng phương pháp chuẩn độ oxi hóa khử hay chuẩn độ điện thế để xây dựng đường chuẩn. Phương pháp Pararosanilin được áp dụng đối với việc kiểm soát hàm lượng SO2 trong không khí xung quanh. Vùng xác định tốt nhất là từ 0,02 đến 0,50 mg/m3 với thời gian lấy mẫu từ 30 đến 60 phút. Nếu nồng độ vượt quá 2,00 mg/m3 thì cần phải thận trọng khi lấy mẫu; tốt nhất là dùng phương pháp khác như phương pháp Thorin 3.1.2. Xác định SO2 bằng phương pháp chuẩn độ H2O2/Ba(ClO4)2 (TCVN 5975-1995; ISO 7934:1989). a. Nguyên lý Khí SO2 khi hấp thụ vào trong dung dịch hydroperoxyt sẽ bị oxi hóa thành axit sunphuric. Điều chỉnh pH dung dịch về 3,5 bằng dung dịch NaOH hoặc dung dịch axit pecloric. Sau đó nồng độ ion sunphát được chuẩn độ bằng dung dịch bari peclorat với chỉ thị là thorin. Từ kết quả chuẩn độ sẽ tính được hàm lượng SO2 trong mẫu. Phương pháp này được ứng dụng đối với nơi có nồng độ SO2 tối thiểu là 30 mg/m3 và khoảng thời gian lấy mẫu thông thường là 30 phút. Nồng độ SO2 trong kết quả được tính theo khí khô ở nhiệt độ 273,1oK và áp suất là 101,3 kPa. b. Lấy mẫu Trong phương pháp này, do để xác định những nồng độ khá cao của SO2 nên thường phải sử dụng 2 bình hấp thụ mắc nối tiếp. Thể tích dung dịch hấp thụ thường dùng là 80 ml chia đôi cho 2 bình hấp thụ dung tích 100 ml hoặc 160 ml chia đôi cho 2 bình hấp thụ dung tích 250 ml. Nồng độ SO2 và các điều kiện khuyến cáo trong phương pháp này có thể tham khảo trên bảng 1. Khi lấy mẫu xong, dùng máy đo pH để kiểm tra pH dung dịch mẫu. Điều chỉnh pH của dung dịch về 3,5 và chuyển toàn bộ mẫu vào bình chứa mẫu rồi đưa ngay về phòng thí nghiệm để phân tích. 3.1.3. Xác định SO2 bằng phương pháp trắc quang dùng Thorin (TCVN 5978-1995, ISO 4221:1980) a. Nguyên tắc Khi SO2 hấp thụ vào dung dịch hydroperoxit sẽ tạo thành axit sulfuric. Dùng một lượng chính xác, dư dung dịch bari peclorat để kết tủa ion sunphat. Lượng dư bari cho tạo phức màu với thorin và đem đo độ hấp thụ quang ở bước sóng 520 nm. Nồng độ ion sunphat sẽ tỷ lệ nghịch với độ hấp thụ quang. Phương pháp này có thể xác định được hàm lượng lưu huỳnh dioxit trong không khí xung quanh có nồng độ từ 3,5 đến 150 g/m3. c. Lấy mẫu. Theo TCVN 5968-1995 và ISO 4210 đã trình bày ở phần trên. 3.1.4. Phương pháp hồng ngoại. Tất cả phương pháp hồng ngoại để phân tích hàm lượng các khí như SO2, CO2… đều dựa trên nguyên lý đo dao động của các liên kết của các nguyên tử S, C… nói trên với nguyên tử oxy. Vì vậy có thể sử dụng các phương pháp đo trực tiếp trên cơ sở phân tích hồng ngoại với các máy chuyên dụng hiện đang bán trên thị trường. Mỗi máy đều có kèm theo hướng dẫn cụ thể (cookbook) từ việc lấy mẫu tới các bước kỹ thuật đo và tính kết quả. Đây là các phương tiện rất hiệu quả và hữu ích khi tiến hành phân tích nhanh mẫu không khí để đánh giá xu thế biến động, đánh giá nhanh môi trường... 3.2.Phân tích xác định hàm lượng NOx trong không khí 3.2.1. Phương pháp Griess a. Nguyên lý Khí nitơ dioxit khi hấp thụ vào dung dịch kiềm NaOH sẽ cho ion nitrit theo phương trình 1. 2NO2 + 2NaOH = NaNO2 + NaNO3 + H2O (1) Do chỉ có một nửa lượng NO2 được hấp thụ hình thành ra nitrit, cho nên khi tính kết quả phân tích mẫu bằng trắc quang sẽ phải nhân kết quả đo được với 2. Axit hóa dung dịch NaOH đã hấp thụ NO2 bằng axit acetic sẽ giải phóng ra axit nitơrơ theo phương trình 2 dưới đây. NaNO2 + CH3COOH = HNO2 + CH3COONa (2) Axit nitơrơ này tác dụng với axit sulphanilic và -naphtylamin sẽ cho một hợp chất azoic màu hồng. C6H4NH2SO3H + NaNO2 + CH3COOH = C6H4N2SO3Na.CH3COO + 2H2O C6H4N2SO3Na.CH3COO + C10H7NH2 = C6H4N2SO3Na.C10H6NH2 + CH3COOH Phương pháp này có độ nhạy 0,5 g NO2- hay 1,0 g NOx, so màu ở bước sóng 540nm. Có thể thay thuốc thử Griess bằng sử dụng tác nhân tạo màu khác là dung dịch chứa 10 g sulphanilamid, 1 g N-(1 -naphtyl)-etylendiamin trong 1 lít axit phosphoric 10% và so màu ở bước sóng 543 nm. b. Lấy mẫu Lấy mẫu khí và dụng cụ thiết bị phục vụ cho việc lấy mẫu được thực hiện như đã trình bày ở phần 2.1. và 2.2. c. Thuốc thử - Thuốc thử Griess: thuốc thử Griess gồm 2 dung dịch A và B. d. Phân tích mẫu Mẫu phân tích sẽ được đo bằng phương pháp trắc quang và hàm lượng NO2- sẽ được xác định trên đường chuẩn. - Xây dựng đường chuẩn: + Dung dịch tiêu chuẩn NaNO2 được pha loãng 200 lần để có dung dịch NO2- 0,5 µg/ml. + Chuẩn bị 6 bình định mức dung tích 25 ml. Lần lượt cho vào các bình 0,00; 0,50; 1,00; 1,50; 2,00 và 2,50 ml dung dịch nitrit vừa pha loãng trên (lượng NOx tương đương trong các bình là 0,0; 0,5; 1,0; 1,5; 2,0 và 2,5 µg); + Thêm 2,5 ml Griess A; 2,5 ml Griess B và nước cất điền đến vạch mức; lắc đều sau đó đem đo hấp thụ quang ở bước sóng 540 nm. + Kết quả đo được biểu hiện trên đồ thị với trục tung là độ hấp thụ quang và trục hoành là lượng NOx. Đường chuẩn phải là một đường thẳng. -Phân tích mẫu: Hút chính xác 2 - 5 ml dung dịch mẫu cho vào bình định mức 25 ml. Thêm một lượng axit acetic 5M theo tỷ lệ cứ 1 ml NaOH 0,5 M thì thêm 0,5 ml 4.2.2. Phương pháp huỳnh quang đo trực tiếp. Ngoài phương pháp trình bày ở trên, có thể sử dụng phương pháp huỳnh quang để phân tích trực tiếp NOx trong không khí bằng máy phân tích chuyên dụng. Quy trình phân tích được hướng dẫn cụ thể kèm theo máy của từng hãng. 3.3.Phân tích xác định hàm lượng CO2 trong không khí Khí quyển của Trái Đất chứa khoảng 2,3 x1010 tấn CO2. Các nguồn phát sinh CO2 trong khí quyển thường là do: -Hoạt động của núi lửa -Sự trao đổi với thuỷ quyển -Hô hấp của con người và động thực vật -Đốt nhiên liệu, các hoạt động sản xuất công nghiệp.axit acetic. Sau đó tiến hành tương tự như khi làm mẫu chuẩn. 3.3.1.Phương pháp hấp thụ CO2 bằng bary saccharat a)Nguyên tắc Cacbon dioxit hấp thụ vào dung dịch bary saccharat, sau đó chuẩn độ lại lượng dư thừa của dung dịch hấp thụ bằng axit oxalic. Từ đó tính ra nồng độ CO trong không khí. b)Quy định chung -Hóa chất theo TCVN 1058-78, nước cất theo TCVN 2117-77. -Cân phân tích có độ chính xác 0,1 mg -Độ chính xác của phương pháp là 0,1 %, sai số cho phép trong phạm vi ± 0,5 %. c)Chuẩn bị dung dịch phân tích -Phenolphtalein 0,1%: 0,1 g/100 ml cồn 90 độ -Axit oxalic: cân 5,632 g a. oxalic/1000 ml nước cất; 1 ml tương đương 1ml khí cacbon dioxit. -Dung dịch bary saccharat: nghiền 10 g Ba(OH)2.2H2O, 20g saccharose (C12H22O11) để tạo một bột đồng thể. Thêm vào một phần nước cất đã đun ấm (40oC), rồi pha loãng tiếp thành 1 lít và lọc. Trước khi dùng, chuẩn độ lại bằng dung dịch axit oxalic. d)Tiến hành -Lấy mẫu: lấy 2 ống hấp thụ, mỗi ống chứa 15 ml dung dịch bary saccharat (đã chuẩn) và thêm 2 giọt phenolphtalein. Lắp nối tiếp. Hút không khí qua với tốc độ 0,1 l/ph. Lấy từ 2-3 lít không khí. Ngừng lấy, nếu thấy màu dung dịch đã phai đi, ghi lại thể tích khí đã lấy. Ở hầm lò, giếng sâu cho phép ròng ống cao su nối với ống hấp thụ và lấy mẫu ngay tại miệng lò. e)Cách xác định Cho cẩn thận lượng dung dịch đã hấp thụ không khí chứa trong 2 ống hấp thụ vào bình nón. Tráng ống hấp thụ bằng nước cất rồi đổ vào bình nón. Chuẩn độ bằng axit oxalic đến mất màu. f)Tính kết quả Nồng độ CO2 trong không khí tính bằng phần nghìn (%o) theo công thức [CO2] = (N – n) x 1 x 1000 / V Trong đó N – thể tích dung dịch axit oxalic đem chuẩn độ 20 ml dung dịch bary saccharat ban đầu (ml); n - thể tích dung dịch axit oxalic đem chuẩn độ dung dịch bary saccharat đã hấp thụ CO2 (ml), và V - thể tích không khí hút (ml) tính ở điều kiện tiêu chuẩn ( 0oC, 760 mmHg). (Nguồn: internet)

HÌNH ẢNH CÔNG TY STECH TẠI TRIỂN LÃM MEDIPHARM EXPO 2017 TẠI HÀ NỘI

Thời gian triển lãm : từ 7/12 - 9/12/2017 Địa điểm: Trung tâm Triển lãm Quốc tế tại Hà Nội, số 91 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội Tham gia trưng bày và bán các sản phẩm của công ty tại các triển lãm uy tín là một hoạt động thường xuyên của công ty STECH. Với lượng hàng hóa có sẵn đa dạng, Công ty đáp ứng nhu cầu về hầu hết các thiết bị cơ bản cho một phòng thí nghiệm thông thường Quy mô  của triển lãm: gần 300 gian hàng của hơn 200 doanh nghiệp đến từ 20 quốc gia và vùng lãnh thổ như: Bangladesh, Trung Quốc, Séc, Đức, Hồng Kông, Hungary, Ấn Độ, Thái Lan, Malaysia, Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc, Pakistan, Newzealand, Úc, Mỹ, Đài Loan, Israel, Ý, Việt Nam. Các mặt hàng đươc trưng bày trong triển lãm gồm có: – Thiết bị, máy móc, vật tư y tế để chẩn đoán/ khám, chữa/ điều trị bệnh dùng trong bệnh viện, phòng thí nghiệm, các hộ gia đình: Thiết bị phẫu thuật, chỉnh hình, nội soi, siêu âm, thiết bị cấp cứu, xe cứu thương, máy đo huyết áp, giường bệnh, xe đẩy…. – Thiết bị, máy móc phân tích, thí nghiệm, môi trường, khoa học cuộc sống, trang thiết bị kiểm tra chất lượng sản phẩm, chất chuẩn – Thuốc chữa bệnh: Tân dược, đông dược, thực phẩm chức năng, vắc xin, sinh phẩm… – Nguyên liệu sản xuất thuốc: Hoá dược, thảo dược… – Máy móc thiết bị bào chế thuốc: Công nghệ chiết xuất, tinh chế, kiểm tra trọng lượng, chất lượng thuốc… – Máy móc thiết bị, bao bì đóng gói… – Công nghệ xử lý khôn khí, chất thải cho nhà máy, bệnh viện… . – Bao bì y tế, đồ bảo hộ y tế: Quần áo, giày ủng, găng tay y tế… – Trang thiết bị nha khoa, nhãn khoa. – Thiết bị vật lý trị liệu, mát xa, phục hồi chức năng, chăm sóc sắc đẹp, mỹ phẩm y tế…. – Dịch vụ khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe. – Sách và tạp chí y học, dự án phát triển y tế          

THAO TÁC TRONG PTN NUÔI CẤY VI SINH VẬT (Phần 3)

THAO TÁC TRONG PTN NUÔI CẤY VI SINH VẬT Cung cấp những kiến thức về kỹ năng thực hành các chỉ tiêu cơ bản trong đánh giá kiểm tra môi trường bằng phương pháp vi sinh vật  trong việc phân tích vi sinh trong nước, đất và không khí. Nhận diện các đa dạng của vi sinh vật trong môi trường cùng sự phát triển và ảnh hưởng của chúng.   CÁC PHƯƠNG PHÁP NHUỘM MÀU VÀ QUAN SÁT HÌNH THÁI VI SINH VẬT I. Phương pháp làm tiêu bản tạm thời : 1.1. Cách làm tiêu bản giọt ép - Dùng que cấy hoặc ống hút lấy giống vi sinh vật để làm vết bôi. - Đặt lá kính lên giọt canh trường thật nhẹ nhàng tránh không tạo thành bọt khí. Muốn vậy để một mép lá kính tiếp xúc với phiến kính rồi từ từ hạ lá kính xuống. - Đưa tiêu bản lên quan sát trên kính hiển vi. 1.2. Cách làm tiêu bản giọt treo Loại tiêu bản này dùng để theo dõi sự sinh sản, sự hình thành bào tử, khả năng di động và phản ứng của tế bào vi sinh vật với các loại kích thích - Dùng phiến kính đặc biệt có phần lõm hình tròn ở giữa. - Bôi vazơlin quanh phần lõm của phiến kính. - Cho 1 giọt canh trường lên giữa lá kính. - Thận trọng xoay ngược lá kính cho giọt canh trường xuống phía dưới rồi đặt lên phần lõm của phiến kính. 1.3. Cách làm tiêu bản tạm thời có nhuộm màu a. Nguyên tắc : Phương pháp này sử dụng thuốc nhuộm không hoặc ít độc với vi sinh vật và được pha loãng ở nồng độ đảm bảo cho tế bào vi sinh vật vẫn sống và hoạt động sau khi nhuộm màu. b. Cách nhuộm : + Nhỏ 1 giọt thuốc nhuộm xanh mêtylen 0,001% lên phiến kính. + Nhỏ 1 giọt canh trường vi sinh vật với thuốc nhuộm. + Đậy lá kính lên giọt dịch. + Quan sát tiêu bản ở vật kính (x 10) rồi (x 40) II. Phương pháp làm tiêu bản cố định : 2.1. Các bước tiến hành làm tiêu bản cố định 1. Làm vết bôi : 2. Cố định vết bôi : Các cách cố định : + Cố định bằng nhiệt : + Cố định bằng hoá chất : ???? Cách này tuy phức tạp nhưng không gây biến dạng tế bào, không gây biến đổi cấu trúc tế bào và không làm đứt các tiên mao. ???? Người ta thường dùng các hoá chất là rượu và axêtôn để cố định vết bôi. ???? Cách cố định : Có thể thực hiện một trong những cách sau : o Nhúng vết bôi vào rượu. Với rượu 950 ngâm vết bôi từ 5 – 15 phút. Với rượu mêtylíc ngâm khoảng 2 - 5 phút. o Ngâm vết bôi vào dung dịch axêtôn trong 5 phút. o Nhỏ vài giọt rượu 90 - 950 lên vết bôi. Đốt cháy và dập tắt ngay. Làm như vậy vài lần rồi để khô. 2.3. Nhuộm màu tiêu bản cố định a. Nguyên tắc : - Sử dụng thuốc nhuộm có khả năng thẩm thấu qua màng tế bào và kết hợp với thành phần khác nhau của tế bào thành những hợp chất màu đặc trưng bền vững. - Tuỳ theo mục đích nghiên cứu và khả năng bắt màu khác nhau của các thành phần tế bào mà chọn loại thuốc nhuộm và cách nhuộm cho phù hợp. - Có 2 cách nhuộm chính : + Nhuộm đơn : Chỉ dùng 1 loại thuốc nhuộm trên 1 tiêu bản. + Nhuộm kép : Dùng đồng thời 2 hay nhiều loại thuốc nhuộm trên 1 tiêu bản. b. Cách nhuộm : - Đặt tiêu bản lên cầu thuỷ tinh (đặt nằm ngang miệng một khay nhân, hoặc thuỷ tinh). - Nhỏ vào vết bôi vài giọt Fuchsin Ziehl, để yên từ 1 - 2 phút. - Rửa vết bôi bằng cách nghiêng phiến kính, dùng bình xịt cho dòng nước chảy nhẹ qua vết bôi đến khi nước chảy ra không còn màu nữa - Dùng giấy thấm khô tiêu bản hoặc hơ nhẹ tiêu bản trên đèn cồn - Quan sát tiêu bản ở vật kính (x 40) rồi chuyển sang vật kính (x 100) dùng dầu soi. III. Quan sát đặc điểm sinh học của các nhóm vi sinh vật : 3.1. Quan sát đặc điểm sinh học của vi khuẩn (Bacteria). Người ta thường làm tiêu bản giọt ép và giọt treo để quan sát hình thái vi khuẩn sau khi nuôi cấy chúng ở nhiệt độ 370C sau 24 - 48h 3.2. Quan sát đặc điểm sinh học của xạ khuẩn (Actinomycetes) Các đặc điểm sinh học đặc trưng cần quan sát - Hình dạng bào tử - Đặc điểm cuống sinh bào tử. - Phương thức hình thành chuỗi bào tử Cách quan sát - Làm tiêu bản giọt ép với Streptomyces griseus cấy trên thạch nghiêng. 3.3. Quan sát đặc điểm sinh học của nấm mốc (Molds) Các đặc điểm sinh học đặc trưng cần quan sát: - Đặc điểm của sợi nấm: Màu sắc, có vách ngăn hay không có vách ngăn. - Đặc điểm của cơ quan sinh sản: hình dạng, cách sắp xếp các bộ phận của cơ quan sinh sản. - Hình dạng, cấu tạo, cách sắp xếp của bào tử. Cách quan sát: - Làm tiêu bản nấm mốc không nhuộm màu - Vẽ hình và nhận xét về hình dạng chung của sợi nấm; vị trí, hình dạng, cách sắp xếp của bào tử, thể bình, cuống thể bình, cuống bào tử đính của 2 giống nấm mốc trên. - Thao tác sử dụng kính hiển vi soi nổi - Làm tiêu bản nấm mốc nhuộm màu: 3.4. Quan sát đặc điểm sinh học của nấm men (Yeasts) Những đặc điểm sinh học đặc trưng cần quan sát. - Hình thái, kích thước tế bào nấm men. - Sự nảy chồi của nấm men - Hình dạng, số lượng bào tử trong 1 túi bào tử. Cách quan sát: - Làm tiêu bản nhuộm đơn nấm men cấy trong môi trường dịch thể với xanh mêtylen Loeffler. - Quan sát sự nảy chồi của nấm men. IV. PHƯƠNG PHÁP NHUỘM KÉP - QUAN SÁT CẤU TẠO TẾ BÀO VI SINH VẬT 4.1 Các phương pháp nhuộm kép - Quan sát cấu tạo tế bào sinh vật: - Nhuộm kép là phương pháp nhuộm trong đó người ta sử dụng 2 hay nhiều loại thuốc nhuộm trên 1 tiêu bản. - Nguyên tắc của việc nhuộm kép + Các cấu trúc khác nhau, thậm chí các phần khác nhau của một cấu trúc thường có tính chất lý học, hoá học cũng như khả năng bắt màu khác nhau. + Việc sử dụng đồng thời các loại thuốc nhuộm trên cùng một tiêu bản cho phép ta có thể quan sát và phân biệt các cấu trúc dễ dàng hơn. 1.Phương pháp nhuộm Gram : a. Nguyên tắc : - Dựa trên khả năng bắt màu của tế bào chất và màng tế bào với thuốc nhuộm tím kết tinh và iôt mà hình thành nên hai loại phức chất khác nhau. + Loại phức chất thứ nhất vẫn giữ nguyên màu của thuốc nhuộm nên không bị rửa trôi khi xử lý bằng cồn. Vi sinh vật có phức chất này thuộc loại gram dương. + Loại phức chất thứ hai không còn giữ được màu của thuốc nhuộm nên mất màu khi xử lý bằng cồn và bắt màu của thuốc nhuộm bổ sung. Vi sinh vật có phức chất này thuộc loại gram âm. b. Cách tiến hành : - Làm tiêu bản : + Dùng que cấy lấy nước vô trùng để làm 3 vết bôi trên phiến kính (hai đầu và giữa phiến kính). + Dùng que cấy lấy một chút khuẩn lạc của chúng làm vết bôi theo thứ tự sau: ???? Bên trái phiến kính là Bacillus subtilis ???? Bên phải phiến kính là Escherichia coli ???? Ở giữa phiến kính là Bac.subtilis trộn lẫn với E. coli + Để khô vết bôi trong không khí hoặc cố định nhẹ trên ngọn đèn cồn. - Nhuộm tiêu bản + Đặt 3 miếng giấy lọc lên 3 vết bôi. + Nhuộm tiêu bản bằng thuốc nhuộm tím kết tinh qua giấy lọc trong 1phút  + Nhuộm lugol trong 1 phút. + Rửa nước. + Tẩy bằng cồn trong 30 giây, để nghiêng tiêu bản nhỏ từ từ từng giọt cồn cho đến khi tan hết màu. + Rửa nước. + Nhuộm bổ sung Fuchsin hay Safranin từ 10 - 30 giây + Làm khô và soi tiêu bản với vật kính dầu. - Kết quả: + Vết bôi của Bac. sublitis màu tím - gram dương. + Vết bôi của Bac. sublitis + E.Coli có màu hồng lẫn màu tím. + Vết bôi của E.Coli màu hồng - gram âm.   CÁC PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH SỐ LƯỢNG TẾ BÀO VI SINH VẬT Trong bất kỳ một loại mẫu vật nào, muốn biết số lượng chung của các nhóm vi sinh vật cũng như số lượng riêng của mỗi nhóm thành phần, đều cần phải đếm số lượng tế bào của chúng. Để xác định số lượng vi sinh vật trong đất, nước, không khí và dịch nuôi cấy … người ta có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau. Trong đó có 2 phương pháp dưới đây được dùng nhiều hơn cả : - Phương pháp xác định trực tiếp số lượng tế bào bằng phiến kính có khung đếm Goriaep (phòng đếm hồng cầu). - Phương pháp xác định gián tiếp số lượng tế bào bằng cách đếm số lượng khuẩn lạc mọc trên môi trường thạch. Nói chung cả 2 phương pháp trên đều phải tiến hành theo 2 bước sau đây: I. Chuẩn bị mẫu: Để xác định gián tiếp hoặc trực tiếp tế bào vi sinh vật 1.1. Lấy mẫu: Tuỳ theo loại vật phẩm cần xác định mà ta lấy mẫu để nghiên cứu với số lượng và khối lượng khác nhau cho phù hợp. Yêu cầu của việc lấy mẫu. - Lấy mẫu có tính chất đại diện. - Lượng mẫu lấy vừa phải, đủ để phân tích các đặc tính lý, hoá, sinh học. - Dụng cụ lấy mẫu, chứa mẫu phải vô trùng. - Lấy mẫu xong phải phân tích ngay và không được để quá 24h. - Mẫu lấy phải có nhãn ghi ký hiệu và ghi vào sổ những đặc điểm của mẫu và nơi thu mẫu. 1.2. Pha loãng mẫu : Chuẩn bị một số bình tam giác chứa 90ml nước cất vô trùng, một số ống nghiệm chứa 9ml nước cất vô trùng và một số ống hút (1ml) vô trùng. a. Mẫu ở trạng thái lỏng : - Pha loãng mẫu theo dãy thập phân b. Nếu mẫu nghiên cứu ở trạng thái đặc (như đất, lương thực, thực phẩm) - Chuẩn bị 2 bình hình nón có dung tích 250 ml + Bình 1 chứa 90ml nước cất vô trùng + Bình 2 đã vô trùng và không chứa gì - Khử trùng cối chày sứ bằng cách cho một ít cồn vào và đốt lên. Sau đó để nguội. - Cân 1 g đất (hoặc mẫu) cho vào cối sứ và nghiền nát mẫu. - Dùng toàn bộ nước ở bình 1 để chuyển toàn bộ mẫu sang bình 2. - Lắc 5 phút, để lắng 30 giây rồi tiếp tục pha loãng mẫu như mẫu ở trạng thaí lỏng. - Tuỳ theo sự ước đoán số lượng vi sinh vật trong mẫu mà pha loãng nhiều hay ít II. Phương pháp định lượng vi sinh vật : Sự hiện diện của vi sinh vật có thể được định lượng bằng nhiều phương pháp khác nhau như đếm số lượng tế bào trực tiếp trên kính hiển vi, định lượng gián tiếp thông qua mức độ cản ánh sáng (độ đục), đếm số khuẩn lạc mọc trên một môi trường xác định, định lượng một cách thống kê bằng phương pháp pha loãng tới hạn ( phương pháp MPN) ... 2.1. Phương pháp cấy gạt: a. Phương pháp cấy gạt (hộp trải) - Tiến hành pha loãng mẫu theo phương pháp đã nêu trên. - Ghi vào đáy đĩa Petri có môi trường thạch các thông tin : . Nồng độ pha loãng. . Ngày cấy. - Dùng pipet đã vô khuẩn lấy 0,1 md dịch huyền phù cho vào mỗi đĩa thạch (tương đương với 2 giọt dịch). Số tế bào cấy trên bề mặt thạch phải được dàn đều và không nên vượt quá vài trăm. Lưu ý : có thể dùng thể tích mẫu cấy từ 0,05 - 0,5 ml. Tuy nhiên, thể tích mẫu cấy càng nhỏ thì sai số có thể xảy ra càng lớn. Khi tất cả các thể tích 0,1 ml tế bào ở các độ pha loãng khác nhau đều đã được chuyển lên bề mặt thạch của đĩa Petri, sử dụng que cấy gạt bằng thuỷ tinh để dàn đều các tế bào trên bề mặt thạch. Lưu ý rằng que cấy gạt thuỷ tinh phải được vô khuẩn trước khi được đưa vào đĩa Petri tiếp theo, bằng cách nhúng vào trong cồn, vẩy nhẹ để loại đi lượng cồn dư bám bằng que cấy, đốt cháy phần cồn còn lại trên que cấy trên ngọn lửa đèn cồn. Làm nguội que cấy bằng cách nhẹ nó vào bề mặt thạch, rồi dàn đều lượng chất lỏng chứa tế bào trên đó. Nếu thể tích chất lỏng đem cấy quá nhiều, các tế bào sẽ trôi dạt trong chất lỏng, và sau khi tế bào phân chia, hai khuẩn lạc xuất phát từ một tế bào có thể hình thành. Các đĩa thạch được chuẩn bị một ngày trước khi cấy thường hấp thu nhanh lượng chất lỏng đem cấy. Lớp chất lỏng trên thạch càng mỏng, sự hấp thu xảy ra càng nhanh. Dưới đây là phần thực nghiệm định lượng số tế bào vi sinh vật có trong mẫu bằng phương pháp đếm số khuẩn lạc trên thạch đĩa. Cách tiến hành : - Cho một ít giống vi sinh vật vào ống nghiệm chứa 1 ít nước cất vô khuẩn nhờ que cấy vòng để tạo huyền phù tế bào. Cán bộ hướng dẫn có thể chuẩn bị trước các dịch huyền phù tế bào có nồng độ nằm trong khoảng xác định. - Pha loãng dịch huyền phù tế bào ở các nồng độ thích hợp như : 10-1 , 10-2 , … 10-n tiến hành cấy mẫu ở các độ pha loãng khác nhau vào cac đĩa Petri (lặp ba, tức là cấy mẫu ở mỗi độ pha loãng vào 3 đĩa Petri) theo hai phương pháp trên. Lưu ý rằng ở phương pháp cấy gạt, chỉ cấy 0,1 ml dịch mẫu lên môi trường thạch rắn đã đổ sẵn, còn đối với phương pháp đổ đĩa thì cấy 1 ml dịch mẫu vào đĩa trước khi thêm môi trường thạch lỏng đã nguội vào. - Đặt các đĩa thạch vừa cấy vào tủ ấm cài ở nhiệt độ 30oC và ủ trong 48 giờ. - Kết thúc thời gian ủ, lấy các đĩa thạch ra, tiến hành đếm khuẩn lạc và tính số lượng tế bào trong 1ml mẫu theo công thức đã nêu trên. Mật độ tế bào vi sinh vật trong mẫu ban đầu tính từ số liệu của độ pha loãng D1 được tính theo công thức là : Mi (CFU/ml) = Ai x Di/V Trong đó : Ai là số khuẩn lạc trung bình/ đĩa Di là độ pha loãng V là dung tích huyền phù tế bào cho vào mỗi đĩa (ml) Mật độ tế bào trung bình MI trong mẫu ban đầu là trung bình cộng của Mi ở các nồng độ pha loãng khác nhau. 2.3. Phương pháp định lượng bằng cách thống kê VSV bằng phương pháp pha loãng tới hạn: Phương pháp MPN (Most Probable Number) Phương pháp MPN (phương pháp có số xác suất cao nhất ; số tối khả) còn được gọi là phương pháp pha loãng tới hạn hay phương pháp chuẩn độ. Đây là phương pháp dùng để đánh giá số lượng vi sinh vật theo số lượng vi sinh vật có xác suất lớn nhất hiện diện trong một đơn vị thể tích mẫu. Đây là phương pháp định lượng dựa trên kết quả định tính của một loạt thí nghiệm được lặp lại ở một số độ pha loãng khác nhau. Thông thường, việc định lượng này được thực hiện lặp lại 3 lần ở 3 độ pha loãng bậc 10 liên tiếp, tổng cộng 3 x 3 = 9 ống nghiệm. Quy trình thực hiện định lượng theo phương pháp này là như sau : Cho vào các ống nghiệm có chứa môi trường thích hợp cho sự tăng trưởng của đối tượng vi sinh vật cần định lượng một thể tích chính xác dung dịch mẫu ở 3 nồng độ pha loãng bậc 10 liên tiếp (ví dụ 1/10, 1/100, 1/1000). Ủ ở nhiệt độ và thời gian thích hợp. Dựa vào kết quả biểu kiển chứng minh sự tăng trưởng của vi sinh vật cần kiểm định trong từng ống nghiệm (thường là các hiện tượng như sinh hơi, đổi màu, đục …), ghi nhận số lượng các ống nghiệm dương tính ở từng độ pha loãng. Sử dụng các số liệu này và dựa vào bảng Mac Crady suy ra mật độ vi sinh vật được trình bày dưới dạng số MPN/100ml hay số MPN/1g mẫu. Độ chính xác của trị số MPN phụ thuộc vào số lượng ống nghiệm lặp lại trong mỗi độ pha loãng ;   Bảng tra mpn dùng cho loạt 3 ống nghiệm ở 3 nồng độ pha loãng liên tiếp Số lượng ống dương tính Số MPN/100 ml Số lượng ống dương tính Số MPN/1 00 ml Số mo mẫu sử dụng Số mo mẫu sử dụng                          

THAO TÁC TRONG PTN NUÔI CẤY VI SINH VẬT (Phần 2)

THAO TÁC TRONG PTN NUÔI CẤY VI SINH VẬT (PHẦN 2) Cung cấp những kiến thức về kỹ năng thực hành các chỉ tiêu cơ bản trong đánh giá kiểm tra môi trường bằng phương pháp vi sinh vật  trong việc phân tích vi sinh trong nước, đất và không khí. Nhận diện các đa dạng của vi sinh vật trong môi trường cùng sự phát triển và ảnh hưởng của chúng.   CÁC PHƯƠNG PHÁP NUÔI CẤY VÀ BẢO QUẢN VI SINH VẬT Các phương pháp gieo cấy: 1.1 Cấy truyền từ ống nghiệm này sang ống nghiệm khác: - Dán nhãn ghi Tên giống vi sinh vật, Ngày cấy vào thành ống nghiệm, dưới nút bông một chút. - Tay trái cầm 2 ống nghiệm: 1 ống giống, 1 ống môi trường - Tay phải cầm que cấy và khử trùng trên ngọn đèn cồn cho đến khi nóng đỏ dây cấy - Dùng ngón út và ngón áp út kẹp nút bông vào lòng bàn tay xoay nhẹ, kéo nút ống giống ra - Hơ nóng để khử trùng không khí ở miệng 2 ống nghiệm - Đợi khi que cấy vừa nguội, khéo léo đưa que cấy tiếp xúc với khuẩn lạc trong ống giống. - Rút que cấy ra, không để que cấy chạm vào thành ống nghiệm và đưa ống vào môi trường để thực hiện các thao tác cấy truyền. - Khử trùng lại phần không khí nơi miệng 2 ống nghiệm rồi đậy nút bông - Khử trùng lại que cấy sau khi đã sử dụng xong - Chú ý: • Nếu ống giống là canh trường lỏng có vi sinh vật thì dùng pipet hút canh trường thay que cấy. • Thao tác khử trùng ống hút bắt đầu thực hiện ở đầu nhỏ ống hút sau khi đã tháo giấy bao gói. • Sử dụng xong cắm ống hút vào dung dịch crômic để khử trùng. 1.2. Phương pháp cấy trên thạch nghiêng: Phương pháp này dùng để cấy truyền các vi sinh vật hiếu khí. - Sử dụng que cấy đầu tròn tiến hành các thao tác theo đúng trình tự nói trên - Thực hiện việc cấy giống vào ống thạch nghiêng bằng các thao tác tiếp theo: + Hoà giống ở đầu que cấy vào giọt nước ở đáy ống nghiệm. + Nhẹ nhàng lướt que cấy trên mặt thạch theo các kiểu ???? Hình chữ chi ???? Hình vòng xoắn ???? Hình vạch ngang song song 1.3 Phương pháp cấy trên thạch đứng: Phương pháp này dùng để cấy các vi sinh vật kị khí. - Sử dụng que cấy hình kim - auk hi lấy giống vi sinh vật, dùng que cấy này đâm sâu vào phần khối thạch hình trụ. - Đâm sát đáy ống nghiệm và đâm thành 3 đường: 1 đường chính giữa, 2 đường sát thành ống tuỳ yêu cầu. - Đường cấy phải thẳng, nhẹ nhàng để không gây nứt, vỡ môi trường 1.4. Phương pháp cấy trên đĩa pêtri: Có thể cấy trên đĩa pêtri theo 1 trong 2 cách sau: * Dùng que cấy đầu tròn và thực hiện theo trình tự sau: - Để đĩa pêtri lên bàn. - Dùng que cấy lấy canh trường vi sinh vật theo thứ tự và yêu cầu ở phương pháp chung. - Tay trái hé mở nắp đĩa pêtri vừa đủ để cho que cấy vào. - Nhẹ nhàng và nhanh chóng lướt que cấy lên mặt thạch theo một trong các kiểu sau: + Theo hình chữ chi trên toàn bộ mặt thạch + Theo những đường song song + Theo 4 hình chữ chi 4 góc * Dùng pipet: Thường áp dụng để định lượng vi sinh vật và cấy một lượng khá nhiều giống. Có 2 cách: - Cách 1: + Trộn dịch cấy vào thạch bằng cách hút 0,1 ml dịch nghiên cứu cho vào ống nghiệm có môi trường thạch ở nhiệt độ 500 C. + Đậy nút bông lại, lắc nhẹ cho vi sinh vật phân phối đều trong môi trường. + Đổ thạch này vào đĩa pêtri đã khử trùng. + Xoay tròn đĩa pêtri cho thạch dàn đều ở đáy hộp. + Để yên cho thạch đông đặc lại và đặt vào tủ ấm ở nhiệt độ thích hợp. - Cách 2: + Hút 0,1 ml dịch cấy, nhỏ vào đĩa pêtri có môi trường đặc. + Dùng que gạt phân phối giọt dịch đều khắp mặt thạch đĩa. + Cất vào tủ ấm với nhiệt độ và thời gian thích hợp tuỳ loài vi sinh vật. III. Các phương pháp nuôi vi sinh vật : Để đảm bảo sự phát triển của vi sinh vật, sau khi cấy xong phải quan tâm đến các điều kiện nuôi dưỡng chúng. Các điều kiện đó bao gồm: - Nhiệt độ: Tuỳ loài vi sinh vật khác nhau, chọn nhiệt độ tối thích cho sự phát triển của chúng và duy trì sự ổn định nhiệt độ đó. - Độ ẩm: Để duy trì độ ẩm trong quá trình nuôi cần: - Đảm bảo đủ lượng nước khi làm môi trường. - Trong điều kiện cần thiết có thể phun nước vô khuẩn vào phòng nuôi hoặc để nước bốc hơi trong tủ ấm. - Ôxi (O2): (i) Đối với vi sinh vật hiếu khí: + Cung cấp thường xuyên và đầy đủ O2. + Lớp môi trường nuôi cấy có độ dày vừa phải. + Các bình chứa môi trường được lắc thường xuyên trong quá trình nuôi để cung cấp thêm oxi cho vi sinh vật. + Nếu nuôi cấy trong môi trường có khối lượng lớn phải tiến hành sục khí thường xuyên hay định kỳ. (ii) Đối với vi sinh vật kị khí: Hạn chế sự tiếp xúc với oxi bằng cách; Đổ lên bề mặt môi trường parafin, dầu vazơlin; Cấy trích sâu vào môi trường đặc. Nuôi cấy trong bình hút chân không. Nuôi trong ống nghiệm đặc biệt sau khi rút hết không khí và hàn kín lại .Đun sôi môi trường một thời gian để loại hết O2. Để nguội 450C. Dùng ống hút cấy vi sinh vật vào đáy ống nghiệm. Làm nguội thật nhanh rồi đổ vazơlin lên bề mặt để hạn chế sự tiếp xúc với O2. - Kết quả của việc nuôi cấy: Sau khi nuôi ở thời gian và nhiệt độ thích hợp cho mỗi loại vi sinh vật ta thấy: - Trong môi trường lỏng: Vi khuẩn phát triển sẽ làm đục môi trường. - Trong môi trường đặc ở thạch nghiêng: + Nấm men, vi khuẩn phát triển sẽ tạo nên vệt nổi trên mặt thạch trong hay trắng đục. + Nấm mốc sẽ tạo nên những sợi mảnh từ vết cấy. - Trong môi trường thạch đứng: Các vi khuẩn kị khí phát triển ở đáy của cột môi trường. IV. BẢO QUẢN CÁC CHỦNG VI SINH VẬT THUẦN KHIẾT 4.1. Các phương pháp bảo quản giống vi sinh vật 1. Phương pháp cấy truyền định kỳ lên môi trường mới: - Phương pháp này áp dụng để bảo quản tất cả các loại vi sinh vật. - Ưu điểm: Phương pháp này đơn giản, dễ làm, thời gian bảo quản không lâu. - Nhược điểm: Tốn môi trường, công sức và thời gian. Phẩm chất ban đầu của giống có thể bị thay đổi do nhiều nguyên nhân khó xác định cụ thể trong quá trình cấy truyền. 2. Phương pháp giữ giống trên môi trường thạch có lớp dầu khoáng: - Yêu cầu của phương pháp này là sử dụng dầu khoáng như parafin lỏng hay vazơlin phải trung tính, có độ nhớt cao, không chứa các sản phẩm độc với vi sinh vật và vô trùng. - Cách bảo quản: + Khử trùng dầu khoáng bằng cách hấp ở 1200C trong 2h. Sau đó sấy khô ở tủ sấy (1700 C) trong 1 - 2h; để nguội + Đối với vi sinh vật kị khí : + Hạn chế sự tiếp xúc với ôxi bằng cách : * Đổ lên bề mặt môi trường parafin, dầu vazơlin * Cấy trích sâu vào môi trường đặc. * Nuôi cấy trong bình hút chân không * Nuôi trong ống nghiệm đặc biệt sau khi hút lên không và hàn kín lại * Đun sôi môi trường một thời gian để loại hết O2. Để nguội 450 C. Dùng ống hút cấy vi sinh vật vào đáy ống nghiệm. Làm nguội thật nhanh rồi đổ vazơlin lên bề mặt để hạn chế sự tiếp xúc với O2. + Đổ lên bề mặt môi trường có vi sinh vật phát triển tốt một lượng dầu cách mép trên ống nghiệm 1 cm. + Dùng parafin đặc hàn kín miệng ống, bình nuôi VSV. - Ưu điểm: Phương pháp này đơn giản nhưng hiệu quả cao nhờ khả năng làm chậm quá trình biến dưỡng và hô hấp nên vi sinh vật phát triển chậm lại. Môi trường không bị mất nước và khô. 3. Phương pháp giữ giống trên đất, cát, hạt * Trên đất, cát: Dùng để bảo quản các chủng tạo bào tử tiềm sinh (hoặc bào tử vô tính) với thời gian bảo quản từ một đến nhiều năm. - Cách bảo quản: + Đất, cát đem rây để lấy hạt đều và ngâm trong HCl hay H2SO4 đậm đặc 8 - 12h để loại bỏ các axit hữu cơ trong cát. + Rửa kỹ và giữ ở điều kiện vô trùng. + Sấy khô và giữ ở điều kiện vô trùng + Đổ đầy cát vào ống nghiệm có vi sinh vật phát triển trên môi trường thạch và lắc thật đều. + Rót toàn bộ cát lẫn vi sinh vật vào 1 ống nghiệm khác. + Hàn kín miệng ống nghiệm này sẽ bảo quản được rất lâu. * Trên hạt: Dùng để bảo quản các chủng có dạng hình sợi sinh bào tử hoặc không. Thời gian bảo quản có thể tới 1 năm. - Cách bảo quản: + Hạt ngũ cốc (lúa, bobo) được rửa sạch. + Nấu cho hạt vừa nứt, để ráo nước. + Cho vào các ống nghiệm các hạt ngũ cốc nói trên. + Phủ trên mặt các hạt này một lớp bông thấm nước nấu hạt ngũ cốc. + Cấy giống vi sinh vật trên lớp bông cho mọc thật dầy. + Giữ ở nhiệt độ 15 – 200 C. 4. Phương pháp đông khô: Phương pháp này làm cho tế bào mất nước ở trạng thái tự do. Đồng thời làm giảm, thậm chí làm ngừng hẳn quá trình phân chia của vi sinh vật. Nhờ đó chúng có khả năng chịu được nhiều tác động của ngoại cảnh. - Phương pháp này dùng nhiều trong sản xuất, thời gian bảo quản lên tới vài chục năm.